Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Đăng ký nhãn hiệu tại Serbia

Đăng ký nhãn hiệu tại Serbia

 
1. Thời gian tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại Serbia
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu
Kết quả của bước này là bản Thông báo kết quả tra cứu với ý kiến tư vấn của chúng tôi về khả năng đăng ký nhãn hiệu tại Serbia.

Việc thực hiện bước này là không bắt buộc, tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo an toàn, Quý khách hàng nên tiến hành tra cứu trước khả năng đăng ký nhãn hiệu.
Thời gian tiến hành:10 -15 ngày làm việc.

Bước 2: Yêu cầu đăng ký nhãn hiệu

Chúng tôi sẽ tiến hành nộp và thực hiện các thủ tục cần thiết đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cơ quan Nhãn hiệu của Serbia.
Thời gian tiến hành: 08 – 10 tháng.
Bước 3: Cấp văn bằng bảo hộ
Khi nhãn hiệu đã được chấp thuận bảo hộ, Quý khách hàng sẽ nhận được Thông báo cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và sau đó là bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Thời gian tiến hành: 02 tháng.
LƯU Ý: Thời gian tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế nêu trên chỉ mang tính chất ước lượng và có thể thay đổi một cách hợp lý nếu có phản đối đơn, sự kiện bất khả kháng hoặc sự kiện khách quan khác xảy ra trong quá trình tiến hành các thủ tục.

2. Các tài liệu cần thiết
- Giấy ủy quyền theo mẫu .
- Mẫu nhãn hiệu.
- Danh mục hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

Lập kế hoạch thanh tra kiểm tra thực phẩm

Nội dung kiểm tra tập trung vào các loại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận về tình trạng sức khỏe của chủ cơ sở và người lao động…

(Ảnh minh họa)

Từ ngày 9/12/2013 đến 24/1/2014, hai đoàn thanh – kiểm tra về thực phẩm chức năng do Bộ Y tế thành lập sẽ tiến hành kiểm tra tại 8 tỉnh, thành phố, gồm: Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Cần Thơ.

Lực lượng chức năng sẽ kiểm tra đột xuất việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và quảng cáo thực phẩm chức năng.

Nội dung kiểm tra tập trung vào các loại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận về tình trạng sức khỏe của chủ cơ sở và người lao động; công tác tập huấn nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm đối với chủ cơ sở, người lao động; giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và hồ sơ công bố; nhãn sản phẩm hàng hóa…

Mục đích của đợt thanh tra này nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về ATTP trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thực phẩm chức năng (TPCN).

Đồng thời thông qua đợt thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về ATTP trong lĩnh vực này; đánh giá công tác tác quản lý nhà nước về bảo đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo TPCN của các địa phương.

Theo yêu cầu của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, bên cạnh việc thanh tra, kiểm tra này, các đoàn sẽ kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục các quy định của pháp luật, các kiến thức về bảo đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thực phẩm chức năng, hướng tới mục tiêu: Hiểu đúng, làm đúng và dùng đúng các sản phẩm thực phẩm chức năng.

Trước đó, trong tháng 11 và đầu tháng 12, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính 4 cơ sở vi phạm về thực phẩm chức năng.