Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Thành phần hồ sơ đăng ký mã vạch sản phẩm

Thành phần hồ sơ đăng ký mã vạch sản phẩm

1. Bản đăng ký mã số mã vạch sản phẩm 
2. Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thương mại hoặc bản sao Quyết định thành lập đối với các tổ chức khác. 
3. Bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã số mã vạch thương phẩm toàn cầu (GTIN). 
4. Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 tại Việt Nam
(GS1 Việt Nam là tổ chức mã số mã vạch quốc gia của Việt Nam, trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, là thành viên chính thức của GS1 quốc tế và được cấp cho Mã quốc gia GS1 là 893).
Ngoài ra quý khách cần cung cấp thêm một số giấy tờ cho công ty:

- Giấy đăng ký kinh doanh
- Tên danh sách sản phẩm chủ yếu
- Giấy ủy quyền cho công ty Babylon.

 Trình tự cấp giấy đăng ký mã vạch sản phẩm

Việc cấp mã số mã vạch thực hiện theo trình tự sau đây:

1. Đăng ký sử dụng;
2. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký sử dụng;
3. Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng;
4. Hướng dẫn sử dụng.

 Thời gian và kết quả đăng ký mã vạch sản phẩm

- 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch.

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Thủ tục kết hôn với người nước ngoài như thế nào

Thủ tục kết hôn với người nước ngoài như thế nào

Làm thế nào để bạn kết hôn với một người Việt Nam đối với châu Á nếu bạn đang cư trú tại Vương quốc Anh. Có pháp luật và thủ tục theo trước khi bạn cuối cùng có thể buộc một hôn với cô. Trong Vương quốc Anh, luật pháp nói rằng "Để cho bất kỳ người nước ngoài kết hôn và cư trú tại Vương quốc Anh, một tài liệu thích hợp cần phải đưa ra". Quá trình này cần phải được sự chấp thuận của chính phủ

Vui lòng tham khảo Hôn nhân với người nước ngoài Đạo luật 1906 - Tôi sẽ đề nghị bạn xem xét vấn đề này trừ khi bạn muốn có xen lẫn vào nhau với tất cả các biến chứng sau này. CONT ...

Thông tin khác về thu tuc ket hon voi nguoi nuoc ngoai

Nếu bạn kết hôn ở nước ngoài người phối ngẫu nước ngoài (nếu không EEA) không thể quay trở lại Anh cho đến khi anh / cô ta đã có được một thị thực người phối ngẫu. Vợ hoặc chồng của bạn không thể đến Vương quốc Anh trên một thị thực du khách và tình trạng thay đổi ở Anh. Tuy nhiên, nếu người phối ngẫu của bạn đã có một công việc Vương quốc Anh hoặc thị thực du học, sau đó cô ấy có thể áp dụng từ bên trong Vương quốc Anh.

Thêm thông tin ..

Các yêu cầu chung là bạn phải cả hai được hơn 21, đã gặp nhau và có ý định sống ở Anh với nhau như một cặp vợ chồng. Bạn phải có khả năng để cho thấy rằng bạn có đủ thu nhập để hỗ trợ mình mà không cần nhờ đến công quỹ. Nếu gia đình người Anh đang nhận được những lợi ích nó nghiêm trọng có thể cản trở việc áp dụng. 

Bạn cũng phải chứng minh rằng bạn có chỗ ở thích hợp và nếu thuê, bạn sẽ cần một thư của chủ nhà cho phép người phối ngẫu sống trong bất động sản.thủ tục kết hôn với người nước ngoài

Như một công dân Anh, các nhà chức trách không thể ngăn cản bạn kết hôn với bất cứ ai mà bạn muốn, nhưng có thể từ chối cấp thị thực người phối ngẫu nếu họ cho rằng bạn không thể đáp ứng các điều kiện liên quan đến hỗ trợ và có sức chứa người phối ngẫu trong Vương quốc Anh.

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Cô dâu việt kết hôn với người nước ngoài

Ngày 22-4, tại Cần Thơ đã diễn ra hội nghị toàn quốc chủ đề “Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài”. Theo Bộ Tư pháp, việc kết hôn có yếu tố nước ngoài hiện nay tập trung phần lớn vào hai quốc gia, vùng lãnh thổ là Đài Loan và Hàn Quốc.

Các cô dâu Việt làm thủ tục đăng ký thủ tục kết hôn với người nước ngoài tại Sở Tư pháp Cần Thơ - Ảnh: Quang Vinh

Theo thống kê của Bộ Tư pháp, từ năm 1995 đến hết 2010, đã có trên 294.000 công dân VN kết hôn với người nước ngoài hoặc kết hôn với công dân VN định cư tại nước ngoài. Bộ Tư pháp đã tham mưu cho Thủ tướng trình Chủ tịch nước cho thôi quốc tịch VN gần 60.000 cô dâu Việt tại Đài Loan và gần 5.000 cô dâu Việt tại Hàn Quốc.

Kết hôn vì muốn thoát nghèo

Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhận xét trong năm năm qua, hệ thống văn bản pháp luật về quản lý kết hôn với người nước ngoài ngày càng hoàn chỉnh. Tuy vậy, hiện nay việc chấm dứt tình trạng môi giới hôn nhân bất hợp pháp; thực hiện hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, đảm bảo phong tục, tập quán của đất nước trong nhiều trường hợp hôn nhân có yếu tố nước ngoài vẫn chưa thực hiện được bởi đây là những cuộc hôn nhân “4 không”: không tình yêu; không hiểu biết văn hóa, phong tục tập quán, ngôn ngữ; không biết tình trạng sức khỏe và không biết hoàn cảnh gia đình của đối tượng đến cầu hôn.

Ông Đinh Trung Tụng, thứ trưởng Bộ Tư pháp, nhận định việc kết hôn với người nước ngoài  này có khuynh hướng “chạy theo phong trào”, nhắm đến mục đích kinh tế hơn là hạnh phúc gia đình. Vì thế không ít trường hợp các cô gái trẻ chấp nhận kết hôn với người chồng Đài Loan già yếu, tàn tật, bệnh hoạn, mất năng lực hành vi dân sự. Một số chị em gặp rủi ro, ngược đãi.

Ông Nguyễn Thanh Hòa, thứ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội, nói việc phụ nữ VN lấy chồng nước ngoài vì lý do kinh tế đã làm biến đổi chuẩn mực xã hội, thay đổi quan niệm về giá trị hôn nhân trong một bộ phận người dân. Chính vì những biểu hiện và nhận thức sai lệch này đã đẩy không ít cô gái sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn nghèo biến cuộc hôn nhân của mình với người đàn ông không quen biết thành cách để giúp bản thân và gia đình thoát nghèo.

Điều tra xã hội học cho thấy có đến 31% cô dâu muốn lấy chồng Đài Loan để kiếm việc làm và tăng thu nhập, trên 15% muốn kiếm chồng giàu để giúp đỡ gia đình.

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Đăng ký mã số mã vach sản phẩm

Mã số mã vạch in trên sản phẩm giúp các nhà quản lý, các siêu thị dễ quản lý hàng hóa và cũng là một khâu quan trọng trong việc phân phối sản phẩm của bạn ra thị trường. Bạch minh  gồm các chuyên gia tư vấn và các luật sư sẽ giúp quý bạn và các vị đăng ký mã vạch một cách nhanh nhất có thể, liên hệ ngay tới Bạch minh để được tư vấn trực tiếp hoàn toàn miễn phí.

Sau đây chúng tôi xin được trích một số tài liệu thông tin liên quan tới việc đăng ký mã vạch sản phẩm.

Mã vạch là gì

Mã số mã vạch là một trong những công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động dựa trên nguyên tắc: đặt cho đối tư­ợng cần quản lý một dãy số (hoặc dãy chữ và số), sau đó thể hiện dư­ới dạng mã vạch để máy quét có thể đọc đư­ợc.

Trong quản lý hàng hoá ngư­ời ta gọi dãy số và dãy vạch đó là mã số mã vạch (MSMV) của hàng hoá.
Mã số mã vạch đầu tiên đ­ược chế tạo và đư­a vào sử dụng trên thế giới từ những năm thập kỷ 70 của thế kỷ 20.

Một ví dụ về Mã vạch của sản phẩm- đăng ký mã vạch sản phẩm

Do yêu cầu phát triển sản xuất và kinh doanh th­ương mại, công nghệ mã số mã vạch ngày càng đư­ợc nghiên cứu hoàn thiện, phát triển và đư­ợc ứng dụng rộng rãi trong đa ngành kinh tế và trên toàn thế giới. Năm 1973 tổ chức MSMV đầu tiên đư­ợc thành lập, đó là Hội đồng mã thống nhất của Mỹ (viết tắt tên tiếng Anh là UCC).

Năm 1977, Hội mã số vật phẩm Châu âu (EAN) ra đời do sáng kiến của 12 nước Châu Âu, đến năm 1984 đổi thành EAN International, là một tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động trên cơ sở trung lập với mục đích chính là đẩy mạnh áp dụng hệ thống EAN trên toàn cầu trong tất cả các ngành kinh tế – xã hội nhằm cung cấp ngôn ngữ chung cho th­ương mại quốc tế (đặc biệt là thương mại điện tử. . .). Từ năm 2005, hai tổ chức EAN International và UCC hợp nhất thành một tổ chức phân định toàn cầu có tên là GS1.
Mã số GS1 (ví dụ như mã thương phẩm, viết tắt là GTIN) là một dãy chữ số nguyên, trong đó có các nhóm số để chứng minh về xuất xứ hàng hoá: đây là sản phẩm gì? do công ty nào xuất? công ty đó thuộc quốc gia nào?. Do cách đánh số nh­ư vậy, mỗi loại hàng hoá sẽ có dãy số duy nhất để nhận dạng đơn nhất trên toàn thế giới. Đây là một cấu trúc mã số tiêu chuẩn dùng để nhận dạng sản phẩm hàng hoá trên các quốc gia (vùng) khác nhau, t­ương tự như­ cấu trúc mã số điện thoại để liên lạc quốc tế.
Mã vạch GS1 (bar Code) là một dãy các vạch và khoảng trống song song xen kẽ đư­ợc thiết kế theo một nguyên tắc mã hoá nhất định để thể hiện mã số (hoặc cả chữ lẫn số) dư­ới dạng các thiết bị đọc có gắn đầu Laser (Scanner) nhận và đọc được. Thiết bị đọc được kết nối với máy tính và mã vạch đ­ược giải mã thành dãy số một cách tự động, gọi ra tiệp dữ liệu liên quan đến hàng hoá đang lưu trữ trong cơ sở dữ liệu về sản phẩm hàng hóa.
Như­ vậy, mã số GS1 đóng vai trò “chìa khoá” để thu nhận và tra cứu dữ liệu một cách tự động.

Tích chất của mã vạch trên hàng hoá cần đăng ký mã vạch sản phẩm

Nó là con số duy nhất đặc trưng cho hàng hoá. Mỗi loại hàng hoá được nhận diện bởi một dãy số và mỗi dãy số chỉ tương ứng với một loại hàng hoá.

Bản thân mã số chỉ là một dãy số đại diện cho hàng hoá, không liên quan đến đặc điểm của hàng hoá. Nó không phải là số phân loại hay chất lượng của hàng hoá, trên mã số cũng không có giá cả của hàng hoá.
Các hệ thống mã vạch

Hiện nay, trong thương mại trên toàn thế giới chủ yếu áp dụng hai hệ thống mã số hàng hoá sau:

Hệ thống UPC (Universal Product Code) là hệ thống thuộc quyền quản lý của Hội đồng mã thống nhất Mỹ UCC (Uniform Code Council, Inc.), được sử dụng từ năm 1970 và hiện vẫn đang sử dụng ở Mỹ và Canada.

Hệ thống EAN (European Article Number) được thiết lập bởi các sáng lập viên là 12 nước châu Âu với tên gọi ban đầu là Hội EAN (European Article Numbering Association), được sử dụng từ năm 1974 ở châu Âu và sau đó phát triển nhanh chóng, được áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới. Chính vì lý do này nên từ năm 1977, EAN trở thành một tổ chức quốc tế với tên gọi EAN quốc tế (EAN International)
Giới thiệu về hệ thống EAN

Trong hệ thống mã số EAN cho sản phẩm bán lẻ có hai loại, một loại sử dụng 13 con số (EAN-13) và loại kia sử dụng 8 con số (EAN-8)

Mã số EAN-13 gồm 13 con số có cấu tạo như sau: từ trái sang phải

Mã quốc gia: hai hoặc ba con số đầu

Mã doanh nghiệp: có thể gồm từ bốn, năm hoặc sáu con số

Mã mặt hàng: có thể là năm, bốn, hoặc ba con số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp

Số cuối cùng là số kiểm tra

Để đảm bảo tính thống nhất và tính đơn nhất của mã số, mã quốc gia phải do tổ chức mã số vật phẩm quốc tế cấp cho các quốc gia là thành viên của tổ chức này. Mã số quốc gia của Việt Nam là 893. Danh mục mã số quốc gia của các nước trong phụ lục kèm theo.

Mã doanh nghiệp do tổ chức mã số vật phẩm quốc gia cấp cho các nhà sản xuất là thành viên của họ. ở Việt Nam, mã doanh nghiệp do EAN-VN cấp cho các doanh nghiệp thành viên của mình.
Mã mặt hàng do nhà sản xuất quy định cho hàng hoá của mình. Nhà sản xuất phải đảm bảo mỗi mặt hàng chỉ có một mã số, không được có bất kỳ sự nhầm lẫn nào.

Số kiểm tra C là một con số được tính dựa vào 12 con số trước đó, dùng để kiểm tra việc ghi đúng những con số nói trên.

Từ năm 1995 đến tháng 3/1998, EAN-VN cấp mã M gồm bốn con số và từ tháng 3/1998, theo yêu cầu của EAN quốc tế, EAN-VN bắt đầu cấp mã M gồm 5 con số.

Mã số EAN-8 gồm 8 con số có cấu tạo như sau:

Ba số đầu là mã số quốc gia giống như EAN-13

Bốn số sau là mã mặt hàng

Số cuối cùng là số kiểm tra

Mã EAN-8 chỉ sử dụng trên những sản phẩm có kích thước nhỏ, không đủ chỗ ghi mã EAN-13 (ví dụ như thỏi son, chiếc bút bi). Các doanh nghiệp muốn sử dụng mã số EAN-8 trên sản phẩm của mình cần làm đơn xin mã tại Tổ chức mã số quốc gia (EAN-VN). Tổ chức mã số quốc gia sẽ cấp trực tiếp và quản lý mã số mặt hàng (gồm 4 con số) cụ thể cho doanh nghiệp.

Mã vạch là một nhóm các vạch và khoảng trống song song đặt xen kẽ dùng để thể hiện mã số dưới dạng máy quét có thể đọc được.

Mã vạch thể hiện mã số EAN gọi là mã vạch EAN. Trong mã vạch EAN, mỗi con số được thể hiện bằng hai vạch và hai khoảng trống theo ba phương án khác nhau (Set A, B, C). Mỗi mã vạch hay khoảng trống có chiều rộng từ 1 đến 4 môđun. Như vậy mã vạch EAN thuộc loại mã đa chiều rộng, mỗi môđun có chiều rộng tiêu chuẩn là 0,33 mm.

Mã vạch EAN là loại mã vạch sử dụng riêng để thể hiện mã số EAN. mã vạch EAN có những tính chất sau đây:

Chỉ thể hiện các con số (từ O đến 9) với chiều dài cố định (13 hoặc 8 con số) Là mã đa chiều rộng, tức là mỗi vạch (hay khoảng trống) có thể có chiều rộng từ 1 đến 4 môđun.

Do vậy, mật độ mã hoá cao nhưng độ tin cậy tương đối thấp, đòi hỏi có sự chú ý đặc biệt khi in mã.

Mã vạch EAN có cấu tạo như sau: Kể từ bên trái, khu vực để trống không ghi ký hiệu nào cả, ký hiệu bắt đầu, ký hiệu dãy số bên trái, ký hiệu phân cách, ký hiệu dãy số bên phải, số kiểm tra, ký hiệu kết thúc, sau đó là khoảng trống bên phải. Toàn bộ khu vực mã vạch EAN-13 tiêu chuẩn có chiều dài 37,29 mm và chiều cao là 25,93mm.

Mã vạch EAN-8 có cấu tạo tương tự nhưng chỉ có chiều dài tiêu chuẩn là 26,73mm và chiều cao 21,31mm.
Làm thế nào để có mã số mã vạch trên sản phẩm

Muốn có mã số mã vạch trên hàng hoá để xuất khẩu hay bán tại các siêu thị, trước tiên các doanh nghiệp phải gia nhập EAN Việt Nam. EAN Việt Nam sẽ cấp mã M cho doanh nghiệp và hướng dẫn doanh nghiệp lập mã mặt hàng (mã I) cho từng sản phẩm. Để được là thành viên của EAN Việt Nam, doanh nghiệp sẽ phải đóng phí gia nhập và phí hàng năm. Hai loại phí này do đại hội các thành viên quyết định, được ghi trong điều lệ của EAN Việt Nam và có thể thay đổi sau một thời gian áp dụng.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của doanh nghiệp khi áp dụng mã số mã vạch là quản lý mã mặt hàng (mã I) của mình theo nguyên tắc mỗi mã số tương ứng với một loại sản phẩm duy nhất, không được nhầm lẫn. Những sản phẩm khác nhau về tính chất (ví dụ như bia và nước ngọt), về khối lượng, về bao gói… đều phải được cho những mã số mặt hàng khác nhau. Những mã số này sẽ sử dụng lâu dài cùng với sự tồn tại của mặt hàng đó. Những mặt hàng này khi được cải tiến (thay đổi trọng lượng, cách bao gói…) đều phải được cấp mã mặt hàng mới.

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM GỒM:

1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu);
2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (sao y công chứng);
3. Bản thuyết minh về điều kiện cơ sở vật chất đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh; mô tả quy trình chế biến thực phẩm);
4. Bản cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm do đơn vị sản xuất kinh doanh;
5. Chứng nhận sức khoẻ của người trực tiếp sản xuất kinh doanh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;
6. Chứng nhận hoàn thành khoá tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm.

II. TƯ VẤN THỦ TỤC XIN GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI BẠCH MINH:


Khách hàng tư vấn thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại công ty chúng tôi sẽ được hưởng một số dịch vụ ưu đãi miễn phí của công ty như:

1. Tư vấn miễn phí cho khách hàng các vấn đề liên quan đến hoạt động xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

-Chúng tôi sẽ Tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan đến việc xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Sẽ kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng. Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp các luật sư của chúng tôi sẽ phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc tư vấn thủ tục xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, các mặt hàng phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm....
- Trong trường hợp khách hàng cần luật sư tham gia đàm phán, gặp mặt trao đổi với đối tác của khách hàng trong việc xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, chúng tôi sẽ sắp xếp, đảm bảo sự tham gia theo đúng yêu cầu

2. Đại diện khách hàng hoàn tất các thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực Phẩm như:


- Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, BẠCH MINH sẽ tiến hành soạn Hồ sơ xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách hàng;
- Chúng tôi đại diện cho khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan.

- Đại diện lên Sở y tế để nộp Hồ sơ xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách hàng.
- Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của Sở y tế, thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
- Nhận Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại Sở y tế.

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU LOGO

Đăng ký nhãn hiệu logo thương hiệu độc quyền nhằm xác lập quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu với logo thương hiệu của mình, là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi khi xẩy ra tranh chấp logo thương hiệu.
1. Thủ tục đăng ký logo độc quyền:
1.1. Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký độc quyền logo thương hiệu.
1.2. Giấy phép đăng ký kinh doanh (02 Bản sao y công chứng).
1.3. Mẫu logo thương hiệu (11 mẫu), logo có kích thước không nhỏ hơn 70x70mm. 
.



2. Các công việc bạch minh thực hiện:
2.1. Tư vấn trước khi đăng ký logo độc quyền:
- Tư vấn phân nhóm lĩnh vực bảo hộ độc quyền logo thương hiệu theo Bảng phân loại Nice IX của Quốc Tế.
- Tư vấn cho doanh nghiệp điều chỉnh logo thương hiệu khi sảy ra tình trạng tương tự với những logo thương hiệu đã đăng ký bảo hộ.
- Thiết kế logo mới cho doanh nghiệp dựa trên các kết quả tra cứu sơ bộ nhằm trách sự trùng lắp khi đăng ký bảo hộ.
- Tư vấn mô tả logo đăng ký một cách chính xác nhất nhằm bảo hộ tuyệt đối ý nghĩa và cách thức trình bày của logo.
- Ngoài ra chúng tôi còn hỗ trợ tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm, nhãn mác bao bì, kiểu dáng sản phẩm,….

2.2. Thiết lập hồ sơ đăng ký nhãn hiệu:

- Lập tờ khai đăng ký logo thương hiệu độc quyền.
- In mẫu nhãn hiệu hàng hóa.

2.3. Tiến hành Đăng ký nhãn hiệu xác lập quyền:

- Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ logo thương hiệu tại Cục SHTT Việt Nam trong thời gian 03 ngày (kể từ ngày ký hồ sơ).
- Chuyển giao hồ sơ tờ khai có dấu nhận đơn của Cục SHTT Việt Nam cho doanh nghiệp trong thời gian 04 ngày.

2.4. Quá trình theo dõi hồ sơ đăng ký nhãn hiệu:

- Theo dõi tiến trình ra thông báo xét nghiệp hình thức, xét nghiệm nội dung, thông báo tranh chấp, thông báo cấp văn bằng.
- Soạn công văn trả lời phúc đáp công văn thông báo của Cục sở hữu trí tuệ.
- 07 ngày: Xác lập quyền ưu tiên đăng ký logo thương hiệu tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam.
- 02 tháng (kể từ này nộp đơn): Nhận được công văn thông báo chấp nhận đơn hợp lệ của Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam.
- 09 tháng (kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ): Thông báo cấp Giấy chứng nhận của Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam. - Giấy chứng nhận có hiệu lực 10 năm(kể từ ngày đăng ký) và có giá trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam (được gia hạn thêm 10 năm cho mỗi lần gia hạn).

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm

Thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm


  - Thông thường khi mua sắm hàng hóa trong các siêu thị, shop,... , chúng ta đều nhìn thấy trên hàng hóa đó có những vạch dọc kẻ ngắn dài xếp với nhau
theo một dãy hàng và có một dòng chữ số chạy dài dưới những vạch đó. Văn phòng luật VNS hướng dẫn Qúy doanh nghiệp đăng ký mã số mã vạch như sau:
1.Các loại Mã số mã vạch
Hiện nay, có ba loại Mã số mã vạch. Đó là mã số 8 chữ số, 9 chữ số và 10 chữ số, đặc điểm của mỗi loại chữ số cụ thể như sau:
- Mã doanh nghiệp 8 chữ số phân bổ được cho trên 1.000 đến dưới 10.000 loại sản phẩm;
- Mã doanh nghiệp 9 chữ số phân bổ được cho trên 1000 đến dưới 1.000 loại sản phẩm;
- Mã doanh nghiệp 10 chữ số phân bổ được dưới 100 loại sản phẩm.

2.Hồ sơ đăng ký mã vạch sản phẩm gồm:

- Bản đăng ký sử dụng MSMV
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có kinh doanh ngành nghề đăng ký Mã số mã vạch;
- Bảng đăng ký danh mục sản phẩm

Một số lưu ý:
- Khi doanh nghiệp đã đăng ký Mã số mã vạch hàng năm phải đóng phí duy trì MSMV trước ngày 30/06;
- Khi doanh nghiệp có sự thay đổi về tên công ty, địa chỉ công ty hoặc thất lạc về giấy chứng nhận sử dụng Mã số mã vạch thì phải nộp đơn đề nghị làm thủ tục thay đổi MSMV;
- Khi doanh nghiệp không muốn tiếp tục sử dụng MSMV, thì doanh nghiệp cần phải làm thủ tục xin tạm ngừng sử dụng MSMV.
Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tư vấn mã số mã vạch tại Văn phòng luật sư bạch minh , chúng tôi cam kết:
- Giảm giá 10% các lần sử dụng dịch vụ tiếp theo;
- Cung cấp các văn bản pháp lý liên quan theo yêu cầu.
Ngoài ra văn phòng luật sư bạch minh còn tiến hàng làm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

ĐĂNG KÝ MÃ VẠCH SẢN PHẨM LÀ GÌ

Đăng ký mã vạch sản phẩm là một giải pháp nhằm tạo thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả trong bán hàng và quản lý hàng hóa. Sử dụng mã số mã vạch trên hàng hoá mang lại nhiều lợi ích, lợi ích lớn nhất của việc áp dụng mã số mã vạch trong bán hàng đó chính là: tăng năng suất, tiết kiệm, chính xác.

1. Khái niệm về mã vạch sản phẩm

Mã vạch là sự thể hiện thông tin của sản phẩm trong các dạng nhìn thấy trên các bề mặt của hàng hóa mà máy móc có thể đọc được. Trước đây mã vạch lưu trữ dữ liệu theo bề rộng của các vạch được in song song cũng như của khoảng trống giữa chúng, nhưng ngày nay chúng còn được in theo các mẫu của các điểm, theo các vòng tròn đồng tâm hay ẩn trong các hình ảnh. Mã vạch có thể được đọc bởi các thiết bị quét quang học gọi là máy đọc mã vạch hay được quét từ hình ảnh bằng các phần mềm chuyên biệt.

2. Nội dung của mã vạch

Nội dung của mã vạch là thông tin về sản phẩm như: Nước sản xuất, tên doanh nghiệp, lô, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký mã vạch sản phẩm, thông tin về kích thước sản phẩm, nơi kiểm tra...
Mỗi sản phẩm đều có mã số của mình, thường bao gồm 13 con số. Sự kiểm tra của mã số có thể kiểm tra chất lượng sản phẩm, sự phù hợp của nó với mẫu nguyên thuỷ.
Trong hệ thống mã số EAN cho sản phẩm bán lẻ có hai loại, một loại sử dụng 13 con số (EAN-13) và loại kia sử dụng 8 con số (EAN-8)

3. Mã số EAN-13 gồm 13 con số có cấu tạo như sau (từ trái sang phải):

Mã quốc gia: hai hoặc ba con số đầu
Mã doanh nghiệp: có thể gồm từ bốn, năm hoặc sáu con số
Mã mặt hàng: có thể là năm, bốn, hoặc ba con số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp
Số cuối cùng là số kiểm tra

4. Thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm:

Giấy phép kinh doanh: 2 bản (sao y công chứng)
Danh sách sản phẩm
5. Thời gian:
2 ngày cấp Mã số tạm thời
45-60 ngày sau Cấp giấy chứng nhận mã số chính thức.

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

Xin giấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Bạn đang cần tư vấn xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm ?

. Bạn đang cần tìm một công ty uy tín để tư vấn. Hãy để bạch Minh giúp bạn điều này, là một trong những công ty tư vấn luật hàng đầu Việt Nam đã tư vấn thành công cho rất nhiều khách hàng trong lĩnh vực này. Với đội ngũ chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp sẽ giúp cho khách hàng hoàn tất thủ tục xin giấy phép một cách nhanh nhất. Hãy nhấc máy và gọi cho chúng tôi, bạn sẽ cảm thấy hài lòng khi sử dụng dịch vụ.

Tại sao lại cần xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

-Ngày nay rất nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm. Tất cả các khâu từ sản xuất, chế biến đều phải được an toàn đối với sức khoẻ con người. Để đảm bảo sức khoẻ cho mọi người khi sử dụng sản phẩm, nhà nước đã ban hành những quy định cần thiết để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Căn cứ vào luật An toàn thực phẩm số 55/2012/QH12, căn cứ nghị định 38/2012/NĐCP các doanh nghiệp bắt buộc phải xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất và kinh doanh thực phẩm.

Hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm gồm


-Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận (theo mẫu).

-Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao chứng thực).

-Bản thuyết minh về điều kiện cơ sở vật chất đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh, mô tả quy trình chế biến thực phẩm).

-Bản cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm do đơn vị sản xuất kinh doanh.

-Chứng nhận sức khoẻ của người trực tiếp sản xuất kinh doanh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.

-Chứng nhận hoàn thành khoá tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm.

Bạn muốn xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hãy đến với chúng tôi văn phòng luật sư bạch minh 

Liên hệ:

MIS. THỦY, PHONE: 0914892997