Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

An toàn thực phẩm cho người dùng

Xây dựng hệ thống cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ về an toàn thực phẩm đủ năng lực đáp ứng việc xử lý nhanh các thông tin về an toàn thực phẩm, sự cố an toàn thực phẩm góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Đó là mục tiêu chung của Đề án xây dựng hệ thống cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ về an toàn thực phẩm tại Việt Nam, vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 518/QĐ-TTg ngày 27/3/2013.

Công bố thực phẩm- ảnh minh họa
Đề án xác định các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2016, trong đó phấn đấu xây dựng và tổ chức hoạt động của hệ thống cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm trong toàn quốc gồm cấp quốc gia; cấp Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp cơ sở. Cụ thể: xây dựng, vận hành phần mềm tiếp nhận – xử lý – truy xuất – lưu trữ thông tin cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm, các sự cố an toàn thực phẩm ở 3 cấp; 100% điểm cảnh báo an toàn thực phẩm của các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị đầu mối liên quan về an toàn thực phẩm được kết nối hoạt động với Điểm cảnh báo trung tâm; 100% cán bộ, nhân viên trực tiếp liên quan đến hoạt động của hệ thống cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm được tập huấn về quản lý và kỹ thuật; 100% điểm cảnh báo an toàn thực phẩm của các đơn vị trong hệ thống cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm của các đơn vị trong hệ thống cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm được trang bị đủ và đồng bộ các phương tiện tiếp nhận thông tin – xử lý thông tin – cảnh báo về an toàn thực phẩm;…

Phấn đấu tổ chức, duy trì hoạt động tiếp nhận thông tin – xử lý thông tin – cảnh báo về an toàn thực phẩm, sự cố an toàn thực phẩm trong toàn quốc với trên 70% thông tin cảnh báo về an toàn thực phẩm được xử lý nhanh chóng; 100% sự cố khẩn cấp an toàn thực phẩm được quản lý kịp thời, có hiệu quả.

Đề án cũng đặt ra chỉ tiêu thực hiện đánh giá các nguy cơ ô nhiễm cao đối với 5 đến 10 loại thực phẩm thông dụng trong mỗi năm; thiết kế, tổ chức và triển khai các nghiên cứu khẩu phẩn ăn tổng số cho các đối tượng khác nhau trong phạm vi toàn quốc; 100% cán bộ chuyên môn tại các cơ sở tham gia hoạt động đánh giá nguy cơ được đào tạo, tập huấn về phương pháp, nội dung, kỹ thuật đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm.

Trên cơ sở những mục tiêu đặt ra, Đề án nêu lên một số nhóm giải pháp thực hiện về cơ chế, chính sách và tổ chức; về nguồn nhân lực; về chuyên môn, kỹ thuật; về tài chính.

Về thời gian thực hiện Đề án, từ năm 2013 đến năm 2016 tập trung xây dựng và tổ chức hoạt động của hệ thống cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ về an toàn thực phẩm trong toàn quốc. Từ năm 2016, duy trì hoạt động của hệ thống cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ về an toàn thực phẩm trong toàn quốc.

Bộ Y tế là cơ quan thường trực triển khai Đề án, có nhiệm vụ chủ trì và phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương và các đơn vị liên quan trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban quản lý Đề án, xây dựng quy chế hoạt động, kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện Đề án.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét