Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

Đăng ký nhãn hiệu lưu hành thực phẩm

Đăng ký nhãn hiệu lưu hành thực phẩm

Căn cứ pháp lý

- Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày 26/7/2003 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2003

- Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.

- Thông tư số: 13/2010/TT-BYT ngày 12 / 05 / 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn quản lý bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm Hiệu lực thi hành từ 10/07/2010
Thực phẩm phải đăng ký

Đăng ký công bố chất lượng thực phẩm lưu hành thực phẩm

Để sản phẩm thực phẩm bao gồm đồ hộp, thực phẩm chế biến công nghiệp khác lưu hành trên thị trường bạn cần phải đăng ký lưu hành cho sản phẩm đó, hầu hết các doanh nghiệp đều vướng mắc ở khâu lập hồ sơ đăng ký lưu hành.

Thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm được sản xuất trong nước và nhập khẩu nhằm kinh doanh, tiêu thụ tại Việt Nam.

Sản phẩm liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm (dụng cụ chứa đựng và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, nguyên liệu chính để sản xuất ra các sản phẩm này) và sản phẩm chỉ nhằm mục đích xuất khẩu cũng được khuyến khích công bố.

Sản phẩm sản xuất trong nước, có mục đích xuất khẩu, công bố tiêu chuẩn sản phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu thực phẩm

Thương nhân công bố tiêu chuẩn bằng “Bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm” kèm theo “Bản tiêu chuẩn cơ sở”.

Thương nhân kinh doanh nước khoáng thiên nhiên đóng chai, thuốc lá điếu, thực phẩm đặc biệt và các thương nhân nhập khẩu thực phẩm, nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm làm thủ tục công bố tiêu chuẩn tại Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm). Sản phẩm thông thường sản xuất trong nước có mục đích xuất khẩu có thể công bố tại Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) nếu nước nhập khẩu yêu cầu.

Các thương nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không nêu trên nộp hồ sơ công bố tiêu chuẩn tại Sở Y tế tỉnh, thành phố nơi cơ sở sản xuất đóng trên địa bàn hoặc cơ quan được Sở Y tế ủy quyền.

Thương nhân gia hạn lại số chứng nhận sau 03 năm kể từ ngày được ký cấp số chứng nhận hoặc gia hạn.

Đối với thực phẩm nhập khẩu

- Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh của và Công ty phân phối sản phẩm tại Việt Nam.

- Giấy phép CA (Certyficate Of Analysis) – Bản phân tích thành phần của nhà sản xuất hoặc phiếu kiểm nghiệm (về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và các chỉ tiêu liên quan) của nhà sản xuất hoặc của cơ quan kiểm định của nước xuất xứ

- Bảng thành phần phần trăm các chất (Formulation): ghi rõ tỉ lệ % thành phần đầy đủ kèm theo công dụng (tên thành phần theo danh pháp quốc tế INCI).

- Nhãn phụ sản phẩm (Artwork).

Các chú ý về đăng ký thực phẩm

Các loại thực phẩm không bảo quản được lâu không cần phải đăng ký công bố thực phẩm

Các sản phẩm có chất lượng không ổn định, sản phẩm bao gói đơn giản để sử dụng trong ngày và các sản phẩm sản xuất theo thời vụ, theo đơn đặt hàng ngắn hạn có thời hạn sử dụng dưới 10 ngày trong điều kiện môi trường bình thường, không bắt buộc phải đăng ký.

Đối tượng áp dụng: Áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có đăng ký kinh doanh tại Việt Nam và đại diện công ty nước ngoài có đưa sản phẩm thực phẩm vào lưu thông tiêu thụ trên thị trường Việt Nam (gọi chung là thương nhân).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét