Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

Công bố chất lượng thực phẩm nhập khẩu từ Nhật vào Việt Nam

Công bố chất lượng thực phẩm nhập khẩu từ Nhật vào Việt Nam được kiểm soát an toàn 

Số lượng thực phẩm nhập khẩu từ Nhật vào Việt Nam không nhiều và đang được kiểm tra chặt chẽ ở mức độ an toàn về lượng phóng xạ. Phó Cục trưởng Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản (Bộ NN&PTNT) Phùng Hữu Hào cho hay. 

Kiểm tra lượng phóng xạ có trong thực phẩm sẽ được tính chi tiết theo từng bộ quy chuẩn đang được các nước trên thế giới áp dụng.

Trước tình hình lượng phóng xạ tại nhà máy Fukushima I đang tăng cao, lượng phóng xạ vượt tiêu chuẩn cho phép đã nhiễm vào nhiều loại thực phẩm tại đất nước mặt trời mọc khiến nhiều nước trên thế giới tỏ ra lo ngại sức khỏe cho người dân và đưa ra khuyến cáo hạn chế nhập khẩu thực phẩm từ Nhật Bản. Đồng thời những mặt hàng thực phẩm có xuất xứ từ Nhật Bản đang được kiểm tra chặt về mức độ phóng xạ.

Tại Việt Nam, ngày 26/3, Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế, Bộ Khoa học Công nghệ và nhiều bộ ngành liên quan đã nhóm họp bàn về công tác kiểm tra các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam.

Theo đó ý kiến của lãnh đạo các Bộ đưa ra, tất cả các mặt hàng thực phẩm được nhập khẩu từ Nhật vào Việt Nam đều phải kèm chứng thư an toàn về phóng xạ. Chứng nhận này do cơ quan có thẩm quyền phía Nhật cấp, trong đó nêu rõ các chỉ tiêu về an toàn phóng xạ cho người sử dụng. Yêu cầu được áp dụng với các sản phẩm xuất đi từ ngày 24/3. công bố chất lượng thực phẩm

Phó Cục trưởng Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản Phùng Hữu Hào cho hay, chúng ta tin vào sự nghiêm túc trong việc kiểm tra nồng độ phóng xạ của các cơ quan chức năng Nhật Bản. Tuy nhiên cơ quan chức năng Việt Nam sẽ lấy mẫu ngẫu nhiên về các sản phẩm được nhập khẩu vào Việt Nam và kiểm định tại một trong các phòng thí nghiệm về phóng xạ, hạt nhân ở trong nước. Nếu phát hiện liên tục có nhiều lô hàng vi phạm ngưỡng an toàn về phóng xạ thì phía Việt Nam thông báo cho phía Nhật Bản biết, đồng thời sẽ kiểm định 100% đối với sản phẩm đó. Ngoài ra những sản phẩm vi phạm về nồng độ phóng xạ thì sẽ cho nhập tái xuất về nơi xuất phát hoặc tiến hành tiêu hủy.


Ông Hào cho biết thêm, về vấn đề kiểm tra lượng phóng xạ có trong thực phẩm sẽ được tính chi tiết theo từng bộ quy chuẩn đang được các nước trên thế giới áp dụng. Ngoài ra Việt Nam cũng tham khảo bộ quy chuẩn về kiểm tra lượng phóng xạ hiện đang được áp dụng tại Nhật Bản. Tuy nhiên, sau cuộc họp giữa các Bộ ngành, hội nghị đã đi đến thống nhất, ở Việt Nam kiểm tra lượng phóng xạ có trong thực phẩm sẽ được áp dụng và tuân theo giới hạn của Tổ chức quốc tế về Tiêu chuẩn An toàn thực phẩm - Codex.

Hiện tại Việt Nam đã có 4 cơ quan có đủ năng lực phân tích được chỉ số phóng xạ, đó là Cục An toàn Bức xạ và Hạt nhân, Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, Viện khoa học Kỹ thuật hạt nhân Hà Nội, Phòng kiểm nghiệm thuộc Trung tâm hạt nhân TP HCM.

Theo ông Hào, đối với các lô hàng xuất sau ngày 11/3 là thời điểm xảy ra động đất và sự cố hạt nhân ở Nhật đến trước ngày bắt đầu thực hiện cấp chứng thư là 24/3, Bộ NN&PTNT giao cho các cơ quan liên quan tìm hiểu cách ứng xử của các nước trên thế giới đối với mặt hàng thực phẩm trong thời điểm này và xin ý kiến Chính phủ và dự kiến sẽ phải giữ lại những mặt hàng này ở cửa khẩu để kiểm tra. Công việc kiểm tra sẽ được tiến hành nhanh chóng và nếu không có vấn đề gì mới cho thông quan.

Hiện Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cũng giao cho hệ thống Cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản, Cục Thú Y, Cục Bảo vệ Thực vật cử cán bộ đến Cục An toàn Bức xạ và Hạt nhân để tham gia các lớp tập huấn, để chủ động đánh giá chính xác, nhanh nhất về mức độ phóng xạ có thể có trong thực phẩm. Ngoài ra Bộ trưởng cũng giao cho Cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản làm đầu mối thông tin liên quan đến vấn đề kiểm tra lượng phóng xạ có trong thực phẩm trong đó có cả việc nhập khẩu các thiết bị về kiểm tra đo nồng độ phóng xạ. công bố thực phẩm

Cũng theo ông Hào, kim ngạch nhập khẩu thực phẩm từ Nhật vào Việt Nam không nhiều. Các mặt hàng thực phẩm được nhập vào Việt Nam gồm nhóm thực phẩm rau quả tươi sống; nhóm mặt hàng sơ chế đông lạnh...cả năm 2010 chỉ có 230 tấn táo, bí đỏ trên toàn nước Nhật nhập vào Việt Nam.

Ông Hào khẳng định, cho đến thời điểm hiện tại các mặt hàng thực phẩm được nhập khẩu từ Nhật vào nước ta chưa phát hiện ra lượng phóng xạ vượt tiêu chuẩn cho phép

"Nếu trong thời gian tới lượng phóng xạ tại Nhật tiếp tục tăng cao ảnh hưởng tới vấn đề sản xuất các mặt hàng thực phẩm thì Cục sẽ báo cáo lên Bộ trưởng để trình xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ. Từ đó đưa ra cách ứng xử hợp lí nhất đối với các mặt hàng có xuất sứ từ Nhật Bản vào Việt Nam", ông Hào nói.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét